Pin Lithium là một loại pin sạc, có tên gọi khác là pin Li-on, hoặc pin Lithi-on, viết tắt là LIB. Loại pin này thường có mật độ năng lượng cao hơn nên khả năng duy trì năng lượng tốt hơn so với nhiều loại pin khác nên được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy ảnh số, máy nghe nhạc , pin xe điện , hệ thống lưu trữ và nhiều ứng dụng khác.
Pin lithium có hai loại gồm pin lithium metal (không thể sạc lại) và pin lithium-ion (có thể sạc lại).
Pin Lithium được hình thành từ bốn thành phần chính:
Dung lượng của pin Lithium sẽ giảm dần tuổi thọ qua các lần xả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sạc pin nhiều lần sẽ tốt hơn sạc ít lần. Do đó, bạn hãy sạc pin thường xuyên để giúp pin có thể hoạt động tốt hơn chứ không nên để pin hết sạch năng lượng rồi mới sạc .
Quá Trình Sạc Xả
Quá trình điều tiết sạc/xả một tế bào pin Li-ion và một hệ pin Li-ion hoàn chỉnh, bao gồm nhiều tế bào pin lắp nối tiếp, tương đối khác biệt.
Đối với một tế bào pin Li-ion được sạc/xả qua hai giai đoạn:
1 : Chế độ dòng điện không đổi: constant current (CC)
2 : Chế độ điện thế không đổi: constant voltage (CV)
Đối với một hệ pin Li-ion hoàn chỉnh, cần 3 giai đoạn
1 : Chế độ dòng điện không đổi: constant current (CC)
2 : Cân bằng
3 : Chế độ điện thế không đổi: constant voltage (CV)
Ở chế độ dòng điện không đổi, bộ sạc sẽ áp một dòng điện không đổi lên pin thông qua một điện thế ổn định tăng dần cho đến khi đạt đến điện thế tới hạn của pin. Ở chế độ cân bằng, bộ sạc giảm dần dòng điện sạc lên pin, hoặc điều tiết bật tắt dòng điện sạc để trạng thái sạc cho từng tế bào pin đạt trạng thái cân bằng trong cả mạch, cho đến khi tất cả các tế bào trong mạch đều cân bằng. Một số thiết bị sạc điều tiết cân bằng bằng cách sạc lần lượt từng tế bào pin, tuy nhiên điều này kéo dài thời gian sạc, việc tạo thuật toán tối ưu hóa quá trình cân bằng này có thể tăng hiệu năng và tối ưu hóa thời gian sạc pin. Ở chế độ điện thế cân bằng, bộ sạc áp một điện thế bằng với điện thế tới hạn của mỗi tế bào nhân với số tế bào lắp nối tiếp lên toàn bộ pin, đây chính là quá trình xả, vì thế dòng điện sẽ giảm về 0, đến khi dòng điện dưới ngưỡng 3% giá trị ban đầu của dòng điện sạc, thì pin ngừng hoạt động. Nếu như sạc/xả vượt ngưỡng thế năng và dòng điện cho phép, có thể dẫn đến nổ pin.
Pin LIB không nên sạc ở nhiệt độ dưới 0 oC. Ở nhiệt độ này, tuy hệ pin đang được sạc bình thường, nhưng do ở nhiệt độ thấp, độ dẫn của vật liệu điện cực kém sẽ làm giảm khả năng phản ứng của ion lithi với vật liệu điện cực, khi đó lithi sẽ được mạ lên bề mặt điện cực thay vì khuếch tán vào sâu bên trong vật liệu và tham gia phản ứng trong điều kiện sạc lạnh, lớp mạ này bám chặt trên điện cực dù có tiếp tục sạc hay xả. Vì thế hầu hết các pin đều không thể hoạt động ngoài khoảng 0-45 oC vì yếu tố an toàn.
Share bài viết: